Cách giả lập Windows trên Mac bằng Parallels miễn phí

Giả lập Windows trên Mac là cách tốt nhất để bạn vừa sử dụng macOS vừa dùng được các ứng dụng chỉ có trên Windows. Có người sẽ hỏi rằng vậy sao không mua máy Windows luôn đi, bởi họ không hiểu rằng chúng ta chỉ cần một vài ứng dụng trên Windows chứ không phải mọi thứ của Windows. Hiếu dã dùng macOS hơn 5 năm, điện thoại cũng là iPhone, và Hiếu đánh giá rằng hệ sinh thái Apple thật sự rất tuyệt vời. Chúng ta không thể vì một cành hoa mà bỏ cả vường hoa thơm ngát đúng không, hãy dùng Parallels miễn phí để giả lập Windows trên Mac của bạn.

Tải Parallels miễn phí cho Mac

Bước 1: Tải file cài đặt Parallels miễn phí cho Mac. Giải nén file zip trên Mac và mở file DMG lên bạn sẽ thấy có các file bên trong như thế này.

Tải file cài đặt Parallels miễn phí trên Mac
Tải file cài đặt Parallels miễn phí trên Mac

Bước 2: Cài đặt Parallels trên Mac. Mở tiếp file DMG bên trong, nhấp đúp vào biểu tượng Parallels để bắt đầu cài đặt.

Cài đặt Parallels miễn phí cho Mac
Cài đặt Parallels miễn phí cho Mac

Bước 3: Bỏ qua gợi ý cập nhật phiên bản mới vì sẽ không được dùng miễn phí. Nhấp nút tắt ở cửa sổ thông báo, nhấp nút “No, use current”, xác thực bằng Touch ID hoặc mật khẩu để tiếp tục cài đặt Parallels trên Mac.

Bỏ qua cập nhật phiên bản mới để dùng Parallels miễn phí
Bỏ qua cập nhật phiên bản mới để dùng Parallels miễn phí

Bước 4: Cấp quyền sử dụng các thư mục cho Parallels. Nếu bạn thấu cửa sổ xin quyền hiện lên thì nhấp nút Next để mở cài đặt Riêng tư & Bảo mật.

Parallels sẽ xin quyền truy cập vài thư mục
Parallels sẽ xin quyền truy cập vài thư mục

Bạn cũng có thể vào Riêng tư & Bảo mật trực tiếp từ ứng dụng Cài đặt, vào phần File & Folders. Bật cho phép Parallels truy cập Desktop Folder, Documents Folder, và Downloads Folder.

Cấp quyền truy cập các thư mục cho Parallels
Cấp quyền truy cập các thư mục cho Parallels

Tới đây, Parallels đã sẵn sàng để giả lập Windows trên Mac hoặc giả lập các hệ điều hành thuộc desktop khác như Linux.

Giả lập Windows trên Mac bằng Parallels

Khi Parallels chưa có máy tính giả lập nào, nó sẽ ưu tiên gợi ý cho bạn giả lập Windows 11 trên Mac.

Bước 1: Nhấp vào nút Install Windows để bắt đầu tải và cài đặt Windows trên Parallels.

Giả lập Windows trên Mac bằng Parallels
Giả lập Windows trên Mac bằng Parallels

Bước 2: Cấp quyền truy cập các tính năng khác trong lúc chờ đợi Parallels cài đặt Windows. Hiếu có một vài gợi ý từ kinh nghiệm của bản thân như sau:

  • iCloud: Không cho phép, bởi vì nếu chúng ta cần làm gì với iCloud thì macOS đã làm được rồi.
  • Network và các quyền khác: Cho phép, vì nó ảnh hưởng đến chức năng của Parallels.
Cấp quyền truy cập cho Windows giả lập
Cấp quyền truy cập cho Windows giả lập

Bước 3: Tắt hoàn toàn Parallels sau khi cài đặt xong Windows. Nếu không tắt, bạn sẽ bị yêu cầu đăng nhập và dùng thử 14 ngày.

Đã cài đặt xong Windows, hãy thoát Parallels
Đã cài đặt xong Windows, hãy thoát Parallels

Bước 4: Mở file SIP ON để gia hạn miễn phí vĩnh viễn. Nếu bạn chưa tắt gatekeeper thì hãy làm theo hướng dẫn như ảnh bên dưới để mở được file. Nhấp Done, vào cài đặt Riên tư & Bảo mật, nhấp nút Open Anyway, nhấp nút Open trên hộp thoại xác nhận, sử dụng Touch ID hoặc mật khẩu để cho phép mở file.

Lưu ý: Bạn nào đã tắt SIP trên macOS rồi thì hãy dùng file SIP OFF nhé. Mặc định chúng ta dùng SIP ON.

Mở file SIP ON nếu bạn không tắt SIP
Mở file SIP ON nếu bạn không tắt SIP

Bước 5: Xin giấy phép miễn phí. Nhấp nút Install và đợi nút chuyển thành Installed, sau đó nhấp nút Exit, và nút OK để hoàn tất.

Nhấp nút Install và nút Exit
Nhấp nút Install và nút Exit

Bước 6: Sử dụng Windows giả lập trên macOS. Mở lại Parallels, chấp nhận các điều khoản của Windows để bắt đầu sử dụng.

Chấp nhận các điều khoản và bắt đầu sử dụng Windows giả lập trên Mac
Chấp nhận các điều khoản và bắt đầu sử dụng Windows giả lập trên Mac

Và đây chính là Windows giả lập trên Mac. Nhưng nếu bạn chỉ cần sử dụng một ứng nào đó chẳng hạn như Power BI cho Mac mà không cần những thứ khác của Windows, Hiếu khuyên bạn hãy sử dụng chế độ Coherence, Hiếu có hướng dẫn bên dưới.

Windows giả lập trên macOS
Windows giả lập trên macOS

Thay đổi RAM và CPU của Windows giả lập

Mặc định thì Parallels sẽ cấp cho Windows giả lập 8 GB RAM và 4 CPU. Thông số này phù hợp nhất cho máy có 16 GB RAM. Nhưng nếu máy của bạn mạnh hơn, hay yếu hơn thì bạn có thể điều chỉnh lại cấu hình cho phù hợp.

Vào Actions, chọn Shut Down để tắt Windows giả lập, sau đó vào Configure.

Vào cài đặt cấu hình của Windows giả lập
Vào cài đặt cấu hình của Windows giả lập

Vào CPU & Memory, chọn cấu hình Manual và thay đổi thông số. Bạn chỉ cần nhớ một nguyên tắt là không nên vượt quá 50% cấu hình của máy (theo đề xuất của nhà phát triển).

  • Processors: Chính là CPU, ví dụ như máy của Hiếu có 16 CPU thì Hiếu sẽ chọn 8.
  • Memory: Chính là RAM, ví dụ như máy của Hiếu có 42 GB RAM thì Hiếu sẽ chọn 24.
Thay đổi CPU và RAM không quá 50% cấu hình máy của bạn
Thay đổi CPU và RAM không quá 50% cấu hình máy của bạn

Sau khi thay đổi cấu hình xong thì bạn có thể khởi động lại Windows để tiếp tục sử dụng.

Sử dụng chế độ Coherence

Đây chính là điểm thú vị nhất mà Hiếu thấy trên Parallels so với các ứng dụng giả lập Windows trên Mac khác. Nó cho phép bạn đưa cửa sổ của một ứng dụng Windows vào màn hình của macOS, bạn sẽ không còn nhìn thấy những thứ khác của Windows nữa.

Sau khi mở một ứng dụng trong Windows giả lập, nhấp vào View và chọn Enter Coherence, hoặc tổ hợp phím Control Command C.

Vào chế độ coherence của Parallels
Vào chế độ coherence của Parallels

Lúc này bạn sẽ thấy cửa sổ Windows biến mất, chỉ còn lại cửa sổ ứng dụng trên nền macOS. Trông giống như một ứng dụng được thiết kế cho macOS thật.

Sử dụng ứng dụng của Windows trên macOS
Sử dụng ứng dụng của Windows trên macOS

Nếu bạn thích sử dụng chế độ Coherence thì hãy thêm các ứng dụng mà bạn cần vào Start menu của Windows. Như vậy thì bạn có thể mở các ứng dụng đó từ biểu tượng Windows trên dock của macOS mà không cần thoát Coherence.


Hiếu đã sử dụng Parallels hơn 2 năm và cá nhân Hiếu thấy rằng đây là ứng dụng phù hợp nhất cho việc giả lập Windows trên Mac. Bởi vì hầu hết người dùng macOS chỉ cần một máy ảo duy nhất và tính ổn định, trong khi đó các ứng dụng giả lập Windows trên macOS khác thì lại phù hợp cho việc tạo và quản lý nhiều máy ảo cùng một lúc.

Trần Ngọc Minh Hiếu

Hiếu (sinh năm 1996) là Cử nhân Quản trị Kinh doanh (ĐH Công nghệ Sài Gòn), hiện là chuyên viên Phân tích Dữ liệu tại Ninja Van, với với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực Phân tích Dữ liệu và Digital Marketing. Blog này là nơi Hiếu chia sẻ những trải nghiệm thực tế từ công việc và cuộc sống.

173 bình luận

    • Chào Nguyễn, tạm thời bài viết này mình cập nhật hướng dẫn mới nhất cho Parallels, VMware chắc phải tách sang một bài khác.

  1. Chào Ad, mình cài thành công giả lập Parallels rồi nhưng khi gõ lệnh cd Desktop/thuoc… thì nó báo là no such file or directory, và mình đã kéo thả thư mục thuoc ra ngoài desktop từ đầu luôn rồi ấy. Ad hướng dẫn giúp mình nhé

    Bình luận
    • Chào Be. Bài viết và file cài đặt mới đã được cập nhật. Bee thử lại nhé

  2. chào anh, đoạn code ở trên là cho bản 18.1.0-53311 nhưng em down vế bắt cập nhật lên bản 18.3.3-53627. có cách khắc phục ko ạ

    Bình luận
    • chào Trinh, anh đã cập nhật bài viết cùng với file cài đặt. Em thử lại với version 20.3 nha.

  3. Anh ơi e cài thành công giả lập Parallels rồi nhưng khi gõ lệnh cd Desktop/thuoc… thì nó báo là no such file or directory thì như nào được ạ?

    Bình luận
    • Hi, em phải kéo thả cái thứ mục thuoc ra ngoài Destkop trước thì mới chạy lệnh đó được nha.

Viết một bình luận

Hãy thoải mái để lại bình luận của bạn, chúng tôi sẽ kiểm duyệt và phản hồi trong thời gian sớm nhất. Vui lòng sử dụng email thật để đảm bảo bình luận được duyệt và nhận thông báo khi chúng tôi trả lời. Bạn cũng có thể thêm ảnh đại diện cho email của mình.