2 cách giả lập Windows trên Mac OS tốt nhất

Giả lập Windows trên mac (Macbook) giúp marketer sử dụng được các tut trick đòi hỏi có địa chỉ MAC của máy ảo khác nhau, hoặc giúp chúng ta sử dụng được các ứng dụng chỉ có trên Windows. Hiện tại có Parallels và VMware là 2 phần mềm hỗ trợ rất tốt cho việc này. Trong bài viết này, Lucid Gen sẽ cung cấp tài liệu, hướng dẫn cài đặt Parallels và VMware trên Mac OS (Macbook) một cách bài đơn giản dễ hiểu nhất cho bạn.

Hướng dẫn giả lập Windows trên Mac OS

Bạn nên dùng phần mềm nào?

  • Paralles: nếu bạn chỉ cần một máy ảo giả lập Windows. Paralles mình đánh giá là rất mượt. Ổn định trên Intel và ARM (M1, M2).
  • VMware: nếu bạn cần clone nhiều máy ảo tiết kiệm dung lượng. Nhưng ít mượt hơn. Ổn định với Intel nhưng không hoàn thiện với ARM (M1, M2).

Các bước giả lập Windows trên mac OS:

Bước 1: Tắt Gatekeeper và SIP trên Macbook của bạn trước. Nếu không bạn không thể cài đặt được bất kể phần mềm nào tải tư bên ngoài.

Bước 2: Tải đầy đủ tài liệu mà Lucid Gen cung cấp và giải nén.

Bước 3: Thực hiện cài đặt phần mềm, kích hoạt key và sử dụng theo hướng dẫn của Lucid Gen.

Giả lập Windows trên Macbook bằng Parallels

Kể từ phiên bản 18 trở đi thì Parallels đã hoạt động rất tốt cho cả chip Intel lẫn ARM (M1, M2). Và cái hay là chúng ta không cần phải tải thêm một file Windows rời rạc nữa, Parallels sẽ tự động tải Windows 11 sẵn cho chúng ta.

Bước 1: Giải nén file zip trên Mac rồi kéo thư mục thuoc và ParallelsDesktop ra ngoài Desktop để tránh bị lỗi khi cài đặt. Sau đó bạn mở file ParallelsDesktop lên và qua bước tiếp theo.

Kẻo thả thư mục và file cài đặt Parallels ra Desktop
Kẻo thả thư mục và file cài đặt Parallels ra Desktop

Bước 2: Bạn nhấp đúp vào biểu tượng Install và chọn Open khi có popup hiện lên để đặt phần mềm giả lập Windows trên Mac – Parallels.

Nếu Parallels hỏi bạn có muốn cập nhật lên phiên bản mới nhất không thì bạn tắt nó đi, không cập nhật nhé. Vì cập nhật lên thì có thể chưa tương thích với MacOS cũ hoặc không được dùng miễn phí.

Cài đặt Parallels để giả lập Windows trên MacBook
Cài đặt Parallels để giả lập Windows trên MacBook

Bước 3: Nhấp nút Accept để chấp nhận các điều khoản sử dụng của Parallels.

Chấp nhận các điều khoản của Parallels
Chấp nhận các điều khoản của Parallels

Bước 4: Nhập mật khẩu mở máy tính khi có popup hỏi quyền admin. Sau đó, bạn nhấp OK để cho phép Parallels sử dụng thư mục Desktop của Mac.

Cho Parallels phép truy cập vào thư mục Desktop
Cho Parallels phép truy cập vào thư mục Desktop

Bước 5: Chọn Install Windows để giả lập Windows trên Mac.

Cài đặt Windows để giả lập trên Mac
Cài đặt Windows để giả lập trên Mac

Bước 6: Đợi Parallels tải phiên bản Windows phù hợp cho Mac của bạn và tự động tạo một máy ảo giả lập Windows.

Chờ Parallels tải Windows
Chờ Parallels tải Windows

Đây là màn hình cài đặt Windows quen thuộc, nhưng bây giờ chúng ta thấy nó trong ứng dụng Parallels.

Parallels đang giả lập Windows trên Mac
Parallels đang giả lập Windows trên Mac

Đến đây là bạn đã giả lập Windows cho MacBook thành công rồi. Hãy sang bước cuối cùng để kích hoạt miễn phí vĩnh viễn.

Giả lập Windows trên Mac thành công
Giả lập Windows trên Mac thành công

Bước 7: Kích hoạt miễn phí vĩnh viễn cho Parallels bằng cách mở ứng dụng Terminal lên và nhập dòng lệnh như sau.

cd Desktop/thuoc

chmod +x ./install.sh && sudo ./install.sh

Khi Terminal hỏi mật khẩu, bạn hãy nhập mật khẩu đăng nhập máy tính của bạn rồi Enter, lưu ý là trong lúc bạn đang nhập mật khẩu thì Terminal sẽ không hiển thị gì cả.

Kích hoạt miễn phí vĩnh viễn cho Parallels
Kích hoạt miễn phí vĩnh viễn cho Parallels

Kích hoạt miễn phí vĩnh viễn cho Parallels thành công. Bây giờ bạn chỉ việc sử dụng thôi, không cần lo lắng gì nữa.

Kích hoạt miễn phí cho Parallels thành công
Kích hoạt miễn phí cho Parallels thành công

Dưới đây là video hướng dẫn của phiên bản cũ, cách cài đặt và kích hoạt phức tạp hơn nhiều. Khi nào có thời gian mình sẽ làm video mới.

Giả lập Windows trên Mac OS bằng VMware

Thời điểm hiện tại (2022) mình thấy rằng VMware vẫn chưa hỗ trợ tốt trên Mac ARM (M1, M2) vì vậy bạn nào dùng Intel thì dùng VMware sẽ thấy ổn định hơn ARM.

Mở file cài đặt VMware bạn sẽ thấy một cửa sổ đĩa như thế này. Hãy kéo thả biểu tượng cài đặt VMware vào thư mục Applications như hình dưới đây.

Giả lập Window trên mac (Macbook). Kéo thả biểu tượng cài đặt VMware vào thư mục Applications
Kéo thả biểu tượng cài đặt VMware vào thư mục Applications

Sau đó mở thư mục Applications lên bạn sẽ thấy có một file cài đặt VMware vừa nãy đã thả vào. Bạn nhấp mở file đó nhé.

Nhấp mở file cài đặt VMware
Nhấp mở file cài đặt VMware

Một cửa sổ VMware Fusion hiện ra, bạn nhấp đúp vào chính giữa để khởi chạy trình cài đặt VMware.

Nhấp đúp vào chính giữa để khởi chạy trình cài đặt VMware
Nhấp đúp vào chính giữa để khởi chạy trình cài đặt VMware

Liên tục có những yêu cầu truy cập quyền do VMware là ứng dụng tải từ bên ngoài vào. Bạn cứ OK, phép hết là được.

Bạn cứ OK, phép hết là được
Bạn cứ OK, phép hết là được

Tới bước kích hoạt key VMware, bạn mở file còn lại trong thư mục đã giải nén để lấy key nhé. Bạn chọn I have a license key for VMware Fusion rồi nhấp Continue.

Mở file còn lại trong thư mục đã giải nén để lấy key nhé
Mở file còn lại trong thư mục đã giải nén để lấy key nhé

Bạn tiếp tục chọn phiên bản VMware, hãy chọn bản Professional cho nó đầy đủ tính năng nhé.

Giả lập Window trên mac (Macbook). Chọn bản Professional cho nó đầy đủ tính năng
Chọn bản Professional cho nó đầy đủ tính năng

Sau đó bạn cấp quyền cho VMwarecứ OK, Done để qua bước tiếp theo.

Cứ OK, Done để qua bước tiếp theo
Cứ OK, Done để qua bước tiếp theo

Sau đó, liên tục có những cửa sổ yêu cầu quyền truy cập hiển thị ra, bạn cứ nhấp nút OKmở Tùy chọn hệ thống nhé.

Nhấp nút OK và mở Tùy chọn hệ thống
Nhấp nút OK và mở Tùy chọn hệ thống

Cửa sổ Bảo mật & quyền riêng tư hiện ra. Bạn nhấp vào hình ổ khóa bên dưới, điền mật khẩu đăng nhập máy và nhấp mở khóa, sau đó bật dấu tích cho VMware là xong.

Nhấp vào hình ổ khóa bên dưới, điền mật khẩu đăng nhập máy và nhấp mở khóa, sau đó bật dấu tích cho VMware
Nhấp vào hình ổ khóa bên dưới, điền mật khẩu đăng nhập máy và nhấp mở khóa, sau đó bật dấu tích cho VMware

Tại bước chọn phương thức cài đặt VMware (Select the Installation Method) chọn để mặc định là Install from disc or image và nhấp Continue.

Giả lập Window trên mac (Macbook). Để mặc định là Install from disc or image và nhấp Continue
Để mặc định là Install from disc or image và nhấp Continue

Kế tiếp, bạn hãy kéo thả file Windows bạn đả tải vào trình cài đặt của VMware rồi nhấp Continue.

Giả lập Windows trên mac (Macbook). Kéo thả file Windows bạn đả tải vào trình cài đặt của VMware
Kéo thả file Windows bạn đả tải vào trình cài đặt của VMware

Hãy chọn bản Windows 10 mà bạn muốn, ví dụ mình chọn Windows 10 Pro, các thông tin còn lại thì không cần thiết vì chúng ta chỉ cần giả lập Windows trên Macbook để dùng nhanh thôi mà.

Nhấp Continue Without Key luôn nhé, Windows không có key vẫn dùng được chứ chẳng sao.

Giả lập Windows trên mac (Macbook). Chọn phiên bản Windows 10 và Continue Without Key
Chọn phiên bản Windows 10 và Continue Without Key

Ở phần kết hợp bộ nhớ (Integration) bạn có 2 lựa chọn cần cân nhắc như sau:

  • More Seamless: Windows giả lập trên mac có thể truy cập vào các thư mục trên Macbook của bạn. Tiện lợi cho việc chia sẻ file giữa macOS và Windows. Nếu bạn thường xuyên cần các file của macOS thì hãy chọn cái này nhé.
  • More Isolated: Windows giả lập trên mac sẽ chỉ can thiệp được những thư mục riêng của nó, không thể can thiệp vào các thư mục của Macbook. Rất độc lập, nhưng bạn có thể chia sẻ file của macOS qua bằng cách kéo thả thư macOS vào màn hình của Windows giả lập.
Giả lập Window trên mac (Macbook). Chọn một trong 2 kiểu kết hợp bộ nhớ như mô tả trên
Chọn một trong 2 kiểu kết hợp bộ nhớ như mô tả trên

Bạn xem lại các thông tin cấu hình windows giả lập trên mac của VMware và nhấp Finish để hoàn tất.

Nhấp Finish để hoàn tất
Nhấp Finish để hoàn tất

Sau đó, bạn đợi khoản 5 phút để VMware bắt đầu cài Windows trong máy ảo. Kết quả cuối cùng của chúng ta là đây. Một máy ảo chạy hệ điều hành windows ngay trong màn hình của Macbook.

Giả lập Windows trên mac (Macbook). Đợi khoản 5 phút để VMware bắt đầu cài Windows trong máy ảo. Kết quả cuối cùng của chúng ta là đây
Đợi khoản 5 phút để VMware bắt đầu cài Windows trong máy ảo. Kết quả cuối cùng của chúng ta là đây

Để nhân bản số lượng máy ảo bạn nhấp chuột phải vài tên máy ảo đã cài đặt (Windows 10) và chọn một trong 2 lựa chọn này:

  • Create Full Clone: Là nhân ra một máy ảo khác độc lập hoàn toàn với máy ảo gốc. Tốn bộ nhớ tương tự như máy ảo gốc. Sử dụng mượt hơn.
  • Create Linked Clone: Là nhân ra một máy ảo khác nhưng sử dụng tài nguyên của máy ảo gốc, tiết kiệm dung lượng hơn cho mỗi bản clone. Nhưng đôi lúc gây khó chịu vì chúng phải đồng bộ lại một số tài nguyên về máy ảo gốc. Hoạt động ít mượt hơn.
Nhân bản số lượng máy ảo
Nhân bản số lượng máy ảo

Lưu ý: tạo nhiều bản Create Full Clone sẽ chiếm bộ nhớ của máy rất nhiều. Bạn chỉ nên tạo 1-2 bản như vậy thôi.

Câu hỏi thường gặp

Liệu tôi có cần tải Windows ISO cho Parallels?

Kể từ phiên bản Parallels 18 thì bạn không cần tải thêm Windows ISO nữa. Parallels sẽ tự động tải phiên bản Windows phù hợp cho Mac của bạn.

Làm gì khi cài đặt VMware không thành công trên M1, M2?

Trong lúc chờ đợi bản cập nhật hoàn thiện nhất từ VMware, bạn hãy dùng tạm Parallels.

Lời kết

Mỗi máy ảo đều có địa chỉ MAC riêng là ưu điểm của máy ảo giả lập Windows trên mac. Nhược điểm của máy ảo nói chung thì nó chậm và lag. Nên nếu bạn muốn dùng Windows thật để mượt hơn nữa thì bạn hãy tham khảo bài viết hướng dẫn cài Win 10 cho Macbook nhé.

Bài viết liên quan

Trần Ngọc Minh Hiếu

Trần Ngọc Minh Hiếu

Mình hiện đang làm Data Analyst, trước đó từng làm Digital Marketing. Viết blog là một niềm vui của mình, giúp mình chia sẻ lại những kiến thức và trải nghiệm từ cuộc sống và công việc. Bạn có thể donate cho mình tại đây.

133 bình luận về “2 cách giả lập Windows trên Mac OS tốt nhất”

  1. Em chào anh, em cài VMware xong hết rồi, thế nhưng khi đến bước cuối là đợi để nó cài Win vào máy thì nó hiện ra dòng “An operating system wasn’t found. Try disconnecting any drives that don’t contain an operating system. Press Ctrl+Alt+Del to restart”.

    Huhu em đã lên mạng tìm cách sửa rùi nma vẫn hong hỉu gì. Anh giải đáp giúp em với ạ. Em cảm ơn anh rất nhiềuuuu.

    Trả lời
  2. dạ em chào anh ạ, anh ơi cho em hỏi một xíu, lúc em làm đến bước Install Parallels thì nó hiện lỗi “You can’t open the application “Install” because it is not responding.” này
    là bị sao vậy anh =(((

    Trả lời
    • Em mở Terminal lên gõ lên xattr -cr rồi kéo thả file cài đặt vào và Enter nha.

  3. Mình cài ok rồi. nhưng khi active thì nó báo ntn là sao bạn
    nguyenducchi@MacBook-Pro-cua-Nguyen thuoc % chmod +x ./install.sh && sudo ./install.sh
    [*] Copy prl_disp_service
    chflags: /Applications/Parallels Desktop.app/Contents/MacOS/Parallels Service.app/Contents/MacOS/prl_disp_service: No such file or directory
    error 1 at line 83.
    nguyenducchi@MacBook-Pro-cua-Nguyen thuoc %

    Trả lời
    • Lúc cài đặt cẩn thận thông báo update và đừng update theo gợi ý của nó là được bạn.

    • chmod +x ./install.sh && sudo ./install.sh
      cd: no such file or directory: Desktop/thuoc
      [*] Copy prl_disp_service
      chflags: /Applications/Parallels Desktop.app/Contents/MacOS/Parallels Service.app/Contents/MacOS/prl_disp_service: No such file or directory
      error 1 at line 83.

      Mình bị tương tự

  4. Bạn ơi mình đã down file parallel 18 về trong link bài, nhưng giải nén không còn thấy thư mục “Thuoc” nữa. Bạn hỗ trợ giúp mình nhé

    Trả lời
    • Chào bạn, cái file máy giả lập chính là cái tốn nhiều dung lượng, bản thân Parallels không chiếm bao nhiêu đâu. Để xóa mấy file này thì bạn vào thư mục Finder > vào thư mục User > tên user của bạn > Parallels (Nó nằm cùng level với Documents và Downloads ấy).

    • Bạn lưu ý là trong lúc cài và sau khi cài thì không được nhấp vào update mỗi khi có popup hỏi. Phiên bản hiện tại trên bài viết là mình vẫn đang dùng tới giờ rất lâu rồi chưa có bị hỏi gì hết á. Bạn thử gỡ ra cài lại xem sao nha, nhớ làm đủ các bước.

  5. Mình tải về trên Mac Air M2 thì đến cuối cùng lại vào trang web của Parallel và xài trial, không thể xài bản free trên bài viết này được, có cách nào để sửa không ạ? Em cám ơn

    Trả lời
    • Hello Hoàng, trong lúc cài đặt hãy chú ý đừng update bản mới hơn khi được hỏi. Sau khi cài bạn phải chạy file kích hoạt như trên bài hướng dẫn nữa mới được. Bên cạnh đó bạn phải tắt Gatekeeper và SIP trước khi cài.

  6. Chào bạn, mình làm theo bạn và đã tạo được máy áo trên Mac Air M1 bằng Parallels. Sau đó mình có bật lại gatekeeper và SIP, thì máy áo bảo cần active window. Có cách nào active được không ạ

    Trả lời
    • Mình cài chả khi nào thấy đòi activate Windows, nhưng Windows mình nhớ là dù ko activate thì họ vẫn cho dùng chứ ko hẳn là chặn luôn không dùng được. Thôi bạn cứ thử tắt lại Gatekeeper và SIP rồi dùng thử xem có bị đòi không. Mà nhớ là ko nên update Parallels lên bản mới hơn.

Viết một bình luận