Mục lục
Trong thế giới kinh doanh và dữ liệu hiện đại, khả năng trực quan hóa thông tin một cách rõ ràng và trực quan là một yếu tố không thể thiếu. Looker Studio, một công cụ mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những phương pháp và mẹo hữu ích để bạn có thể tạo biểu đồ trên Looker Studio một cách hiệu quả nhất, mang lại giá trị thực tiễn cao nhất cho công việc của bạn.
Tạo biểu đồ trên Looker Studio
Bạn cần phải thêm nguồn dữ liệu vào Looker Studio trước để có thể tạo biểu đồ trên Looker Studio. Trên thanh công cụ của Looker Studio có nhiều cách để tạo biểu đồ như sau:
Cách 1: Nhấp vào Add a chart và chọn một biểu đồ mà cần.
Cách 2: Nhấp vào Insert và chọn một biểu đồ mà bạn cần.
Cách 3: Nhấp vào biểu tượng Community visualizations và chọn một biểu đồ mà bạn cần.
Nếu bạn chưa biết nên chọn biểu đồ nào thì hãy đọc bài viết chọn biểu đồ phù hợp với dữ liệu.
Thay đổi dimension và metric
Để thay đổi trường dữ liệu trong dimension và metric trên Looker Studio, bạn chỉ cần kéo một trường bạn muốn vào khu vực dimension hoặc metric. Bạn có thể thả dè lên một trường hiện có để thay thế cho trường đó. Tùy vào biểu đồ mà dimension hoặc metric có thể chứa nhiều trường dữ liệu hay không.
Lưu ý: Nếu dữ liệu của bạn có nhiều trường là ngày, hãy chọn một trường phù hợp cho Date Range Dimension. Khi bạn sử dụng bộ lọc là Date range control, biểu đồ sẽ bị ảnh hưởng bởi ngày của trường đó.
Sắp xếp dữ liệu
Mặc định thì Looker Studio sẽ sắp xếp dimension (x-axis) theo metric giảm dần (descending), điều này hữu ích khi bạn muốn xem biểu đồ theo kiểu xếp hạng. Nhưng trong trường hợp khác như dữ liệu theo thời gian, bạn có thể thay đổi cách sắp xếp dữ liệu của biểu đồ cho phù hợp hơn.
Cài đặt drill down cho biểu đồ
Bạn không cần phải tạo biểu đồ trên Looker Studio nhiều lần chỉ để thay đổi một dimension. Hãy sử dụng tính năng drill down, nó cho phép bạn thay đổi dimension khi rê chuột vào biểu đồ, vì dụ như xem một biểu đồ theo ngày, tuần, tháng. Tuy nhiên, bạn phải hướng dẫn người xem cách sử dụng drill down.
Cài đặt breakdown dimension
Chứ năng breakdown dimension giúp bạn so sánh dữ liệu theo từng danh mục nhỏ trong một dimension bất kỳ, nó hữu ích để chúng ta nắm được tỷ trọng đóng góp vào kết quả của từng danh mục.
Định dạng biểu đồ
Phần này giúp bạn trang trí lại biểu đồ cho phù hợp với gu thẫm mỹ của bạn. Tùy vào biểu đồ mà sẽ có những tùy chọn khác nhau trong phần này, một số tùy chọn mà bạn thường gặp và quan tâm là:
- Màu sắc.
- Phông chữ.
- Màu nền.
- Viền và đổ bóng.
- Hiển thị lables (số trên mỗi điểm dữ liệu).
- Hiển tiêu đề của x-axis và y-axis.
- Hiển thị Grand total đối với Table.
Định dạng có điều kiện
Nếu bạn tạo Table trên Looker Studio, định dạng có điều kiện sẽ giúp người xem tập trung vào những dòng cần chú ý, phát hiện chổ bất thường nhanh chóng.
Trong quá trình làm việc, mình nhận thấy rằng mặc đù tạo biểu đồ trên Looker Studio sẽ giúp các dashboard trở nên sinh động, nhưng các Table và đặc biệt là Pivot table trên dashboard vẫn cần thiết để người xem khám phá dữ liệu chi tiết hơn. Hãy xem thêm cách tạo bảng pivot phần trăm của hàng hoặc cột trên Looker.
Thêm bộ lọc riêng nếu cần thiết
Bộ lọc riêng chỉ có tác dụng với một biểu đồ, không ảnh hưởng đến các biểu đồ khác. Bộ lọc riêng sẽ rất hữu ích trong các trường hợp như: bạn muốn tạo một biểu đồ riêng cho một thành phố; bạn muốn loại bỏ đi các giá trị là NULL.
Lời kết
Vẫn còn nhiều cài đặt khác khi tạo biểu đồ trên Looker Studio để bạn tự khám phá thêm, những phần mà Hiếu hướng dẫn trên đây đã khá đủ để bạn vẽ nhiều biểu đồ chuyên nghiệp trên dashboard của bạn. Quan trọng là gu thẫm mỹ của bạn và cách phối hợp các phần tử được chèn thêm khác như Text, Rectangle, Image.
Cảm ơn bài viết rất hữu ích
Hello Hưng, thỉnh thoảng ghé blog mình nhé