Mục lục
Nguyên lý kế toán chương 1 (kế toán đại cương) là môn học nền tảng cho các chuyên ngành kế toán khác như kế toán quản trị và kế toán tài chính. Nội dung của các chương có tính liên kết với nhau, yêu cầu các bạn không bỏ lỡ bất cứ chương nào.
Nguyên lý kế toán chương 1 sẽ giới thiệu cho các bạn hiểu kế toán là như thế nào nên lý thuyết hơi nhiều, và mình đã tóm gọn hết sức có thể. Qua các chương sau lý thuyết sẽ giảm đi nhiều và bài tập sẽ khó hơn.
Mình lấy tài liệu ở đâu? Sách Nguyên lý kế toán lưu hành nội bộ trường STU.
Phương pháp học
- Lý thuyết
Chương 1 thì giống như cưởi ngựa xem hoa thôi các bạn ạ 😀 đọc qua cho hiểu thôi không cần thuộc. Đặc biệt chổ các nguyên tắc kế toán thì chịu khó học nó đi nhé ^_^ - Bài tập
Học thuộc công thức thần thánh của chương, nó dùng cả đời người kế toán đấy. Xem cách giải bài tập của mình nhé, giọng mình ấm áp lắm =]]~
Tài liệu liên quan: Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KẾ TOÁN
Bản chất kế toán
Khái niệm kế toán
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán
- Bên trong doanh nghiệp: các nhà quản trị, các cổ đông, chủ sở hữu và cán bộ công nhân viên.
- Bên ngoài doanh nghiệp: các bên liên doanh, nhà tài trợ vốn, nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan thuế, cục thống kê, các cơ quan quản lý nhà nước và cấp chủ quản.
Đối tượng của kế toán
Là tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
Phân loại đối tượng của kế toán
Tài sản của doanh nghiệp bao giờ cũng biểu hiện trên 2 mặt là kết cấu tài sản và nguồn gốc hình thành.
- Phân loại theo kết cấu tài sản:
Gồm tài sản ngắn hạn (tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn và các thứ tồn kho) và tài sản dài hạn (các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định vô hình hay hữu hình hoặc xây dựng cơ bản dở dang, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác).
- Phân loại theo nguồn hình thành tài sản:
Gồm nợ phải trả (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn) và vốn chủ sở hữu (vốn góp chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và các loại quỹ khác).
Lưu ý, có 2 quỹ đặc biệt không phải vốn chủ sở hữu: quỹ khen thưởng phúc lợi là nợ phải trả ngắn hạn và quỹ phát triễn khoa học – công nghệ là nợ phải trả dài hạn.
Công việc của kế toán
- Quan sát đối tượng của kế toán (ví dụ: nguyên vật liệu, dụng cụ trong kho).
- Đo lường bằng thước đo hiện vật (ví dụ: 10kg vật liệu…).
- Tính toán.
- Ghi chép những công việc trên.
- Về nội dung: kế toán là công việc quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép bằng con số.
- Đối tượng ghi chép: các nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Đó là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản của đơn vị kế toán.
Thước đo sử dụng của kế toán
Thước đo hiện vật, thước đo lao động và thước đo giá trị.
Chức năng của kế toán
- Chức năng phản ánh: toàn bộ hiện tượng kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị.
- Chức năng giám đốc: theo nghĩa giám sát, kiểm tra và ra quyết định.
Các nguyên tắc kế toán
- Nguyên tắc giá gốc: giá trị của tài sản được ghi nhận là giá gốc dù giá thị trường có thay đổi.
- Nguyên tắc thực thể kinh doanh: doanh nghiệm là một thực thể, các hoạt động của nó tách rời với chủ sở hữu và danh nghiệp khác (ví dụ: chủ mua xe để đi cá nhân thì không được kế toán vào tài sản doanh nghiệp).
- Nguyên tắc bảo thủ: chi phí được ghi nhận khi có bằng chứng (đã xảy ra). Doanh thu được ghi nhận khi có phát sinh (có thể chưa xảy ra như trường hợp bán thiếu).
- Nguyên tắc dồn tích: mọi nghiệp vụ kế toán phải được ghi vào sổ kế toán tại thời điểm phát sinh.
- Nguyên tắc nhất quán: nhất quán phương pháp kế toán trong suốt kỳ kế toán.
- Nguyên tắc trọng yếu: thông tin được coi là quan trọng trong trường hợp thiếu thông tin đó có thể gây sai lệch đáng kể trong báo cáo tài chính. Làm ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính.
- Nguyên tắc phù hợp (tương ứng): khi có khoảng tăng lên phải có khoảng bị giảm tương ứng.
Công thức của nguyên lý kế toán chương 1
Tài sản = Vốn chữ sở hữu + Nợ phải trả
Giải tập nguyên lý kế toán chương 1 – Một số vấn đề chung của kế toán
Các bạn xem video hướng dẫn giải bài tập trên YouTube nhé.
Bài tập 1
Với 3 người hợp tác, bạn định thành lập 1 công ty. Bạn dư kiến là công ty mua một nhà xưởng trị giá 400 triệu đồng thanh toán ngay. Một lượng hàng tồn kho 210 triệu đồng, trong đó, 140 triệu sẽ trả ngay, số còn lại sẽ thiếu người bán trong vòng 1 tháng. Công ty cũng sẽ trang bị một xe chở hàng trị giá 500 triệu đồng thanh toán ngay. Sau khi xem xét khả năng, bạn biết có thể nhận 1 khoản vay thế chấp bất động sản là 200 triệu đồng và muốn có một khoản tiền mặt 120 triệu để chi tiêu.
Hãy xác định số vốn 1 người bỏ ra để thành lập công ty (biết tỷ lệ góp vốn mỗi người như nhau)?
Bài tập 2
Hãy lựa chọn những sự kiện thuộc đối tượng theo dõi của kế toán trong các sự kiện sau:
- Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán người bán.
- Xuất hàng hóa trong kho chưa thu tiền.
- Trong tháng qua, có quá nhiều nhân viên đi làm trễ.
- Đơn vị bị truy thu thuế.
- Các khoản chi phí phát sinh tại đơn vị.
- Cách thức nhân viên sử dụng thu nhập của mình.
- Xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
- Các mâu thuẫn thường xuyên xảy ra trong quá trình làm việc của cán bộ công nhân
viên. - Tình hình mua sắm tài sản cố định của các đối tác có mối quan hệ mua bán với đơn vị.
- Cách thức phân phối lãi tại đơn vị.
Bài tập 3
C.ty Minh Hiếu có tình hình tài sản và nguồn vốn tại thời điểm 31/12/201X như sau (ĐVT: 1000 đồng).
Yêu cầu: tính giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu.
STT | Đối tượng | Số tiền |
1 | Tiền VND tại quỹ | 660.000 |
2 | Tạm ứng | 330.000 |
3 | Phải trả người bán | 11.000 |
4 | Nhiên liệu | 66.000 |
5 | Nợ dài hạn | 616.000 |
6 | Vay ngắn hạn | 198.000 |
7 | Ngoại tệ tại quỹ | 123.200 |
8 | Tài sản cố định hữu hình | 264.000 |
9 | Xây dựng có bản dỡ dang | 220.000 |
10 | Vay dài hạn | 770.000 |
11 | Vốn đầu tư chủ sở hữu | X |
12 | Thành phẩm | 154.000 |
13 | Sản phẩm dỡ dang | 110.000 |
14 | Hàng hóa | 132.000 |
15 | Quỹ dự phòng tài chính | 33.000 |
16 | Nợ dài hạn đến hạn phải trả | 66.000 |
17 | Ngoại tệ gửi ngân hàng | 1.320.000 |
18 | Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản | 770.000 |
19 | Tài sản cố định vô hình | 44.000 |
20 | Quỹ khen thưởng | 44.000 |
21 | Đầu tư chứng khoáng dài hạn | 550.000 |
22 | Công cụ, dụng cụ | 88.000 |
23 | Đầu tư chứng khoán ngắn hạn | 110.000 |
24 | Quỹ phúc lợi | 66.000 |
25 | Hàng mua đang đi đường | 22.000 |
26 | Lãi chưa phân phối | 704.000 |
27 | Phải trả phải nộp nhà nước | 33.000 |
28 | Phế liệu thu hồi | 209.000 |
29 | Nguyên liệu chính | 550.000 |
30 | Phải trả phải nộp khác | 99.000 |
Bài tập 4
Anh Hiếu hiện đang có số tiền là 1.200.000 dự định thành lập một doanh nghiệp thương mại với các số liệu sau (ĐVT: 1000 đồng).
- Giá trị hàng hóa cần dự trữ ban đầu: 500.000 từ nhà cung cấp X, anh Hiếu phải tiến hành thanh toán 100% ngay khi mua.
- Mua nhà để xây dựng trụ sở văn phòng công ty kinh doanh bất động sản Bến Xuân, trị giá căn nhà là 1.000.000, anh Hiếu thanh toán trước 50% phần còn lại ngân hàng hổ trợ vay, thanh toán trong 5 năm, kỳ hạn thanh toán đầu tiên sau thời điểm mua nhà 3 năm.
- Mua máy móc, thiết bị văn phòng, dụng cụ làm việc 150.000, thanh toán ngay.
- Tài liệu bổ sung: theo dự toán, công ty anh Hiếu sẽ bắt đầu có doanh thu sau 3 tháng hoạt động, các chi phí phát sinh tại công ty mỗi tháng là
– Tiền lương nhân viên: 20.000
– Tiền điện, nước, điện thoại: 5.000
– Chi phí bằng tiền khác: 10.000
Yêu cầu:
- Theo anh chị, anh Hiếu có thể tiến hành lập doanh nghiệp với số tiền hiện có hay không?
- Anh Hiếu dự tính yêu cầu nhà cung cấp X cho mình nợ lại một phần tiền mua hàng, theo anh chị số tiền mua hàng anh cần phải nợ lại là bao nhiêu?
Bài tập 5
Tại công ty Bến Mơ, trong năm 201X có một số thông tin như sau (ĐVT: 1000 đồng).
- Tiền có tại công ty đầu năm: 500.000
- Tổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong năm lần lược là 10.000.000 và 9.600.000
- Tiền có cuối kỳ tại công ty: 600.000
Sau khi đọc các thông tin trên, giám đốc công ty Bến Mơ không đồng ý số tiền cuối kỳ tại công ty. Ông lập luận rằng với dữ liệu 1 và 2 thì tiền còn cuối kỳ của công ty phải là 900.000. Bạn có đồng ý với ý kiến trên hay không? Tại sao?
Tại Doanh nghiệp AB áp dụng nguyên tắc giá gốc, kế toán dồn tích, kỳ kế toán theo quý, có tài liệu sau: “Ngày 1/1/N mua TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng với giá mua là 588 triệu đồng, chi phí vận chuyển thiết bị về doanh nghiệp là 14 triệu đồng, chi phí vận hành chạy thử thiết bị là 10 triệu đồng, đã thanh toán tất cả bằng TGNH. Tài sản này được đưa ngay vào sử dụng, thời gian sử dụng ước tính là 6 năm, khấu hao theo phương pháp đường thẳng, giá trị thanh lý ước tính bằng 0.”
Yêu cầu:
a/ Hãy xác định giá trị của TSCĐ tại thời điểm mua về và cuối quý 1/N (1 điểm)
b/ Xác định sự ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế tài chính trên đến các yếu tố và khoản mục được trình bày trên Báo cáo Tài chính tại các thời điểm: Mua TSCĐ về đưa vào sử dụng và cuối quý 1/N (3 điểm)
Anh ơi, cho em hỏi. Làm thế nào để phân biệt ” NGười mua ứng trước”, “Phải trả trước cho người bán”, “Người mua trả tiền trước”, “Phải thu khách hàng”, là TÀI SẢN hay NỢ PHẢI TRẢ vậy anh, vì em bị lộn những thành phần này, và khi tính Công Thức Thần Thánh thì cái nào được tính vào công thức hay tính tất cả vậy ạ. Em xin cảm ơn.
cho em xin link bài giải bài tập chương 1 với ạ
Giải bài tập chương 1 em bấm nút like xong sẽ thấy nha.
tại sao không được ghi nợ phải trả= Tổng tài sản – Vốn chủ sở hữu v anh
A ơi cho e hỏi cách tính lợi nhuận ròng
A ơi cty A mua ô tô 600 triệu vào t3. T5 làm hợp đồng bán và chuyển giao chứng từ cho cty B. Nhưg cty B đã trả tiền trước cho cty A vào t4. Vậy thì cty ghi nhận doanh thu vào t4 hay t5 ạ
Tháng 4, phát sinh khi nào thì là khi đó. Anh nghĩ vậy chứ anh quên rồi em :))
bai1 200tr là do vay thế chấp bất động sản mà có hay là vay bđs có giá trị là 200tr để lấy 120tr tien mat để chi tieu vay anh
Vay thế chấp giống như đổi tài sản qua tiền. Không phải là vay mượn
Anh ơi,lợi nhuận = doanh thu – chi phí
Sao mình lại cộng thêm tiền có tại công ty đầu năm vậy ạ? EM không hiểu chỗ này.
Em cảm ơn anh ạ.
Vì kế toán k chỉ để tính lợi nhuận. Mục đích là tính từ số tiền ban đầu thì sau khi kinh doanh số tiền thành bao nhiêu.
Vào ngày 15 / 7 / 200N , Công ty TNHH AB được thành lập bởi hai thành viên A và B. Số vốn do hai thành viên như sau ( 1000đồng ) : 1. Thành viên A : Nhà văn phòng 400.000 – Xe hơi 4 chỗ ngồi 200.000 Tiền mặt 150.000 – Hàng hóa 125.000 – Khoản phải thu ở khách hàng X 135.000 – Nợ phải trả cho nhà cung cấp Y 180.000 – Vay dài hạn NH 100.000 2. Thành viên B : – Cửa hàng 300.000 Hàng hóa 250.000 Tiền mặt 200.000 – Nhà kho 150.000 Thiết bị văn phòng 130.000 138.000 – Nợ phải trả nhà cung cấp C – Giá trị cổ phiếu ngắn hạn 185.000
E cảm ơn ạ
dạ anh có thể giải thích rõ hơn giúp em sự khác nhau giữa vay nợ và vay thế chấp mà anh nói tới được không ạ? theo em hiểu thì vay thế chấp cũng là một dạng vay nợ thường dùng của doanh nghiệp, như vậy thì nó cũng là một dạng nguồn vốn chứ ạ?.
Em cảm ơn anh ạ!
Nếu em có chiếc SH đem đi thế chấp để nhận 10 triệu. Em cho 10 triệu đó là nợ & nằm bên nguồn vốn. Vậy còn chiếc SH của em mất đâu?
Tên gọi là vay thế chấp nhưng nó chỉ là đổi phần tài sản thành tiền tạm thời thôi em
chào anh, cho em hỏi ở bài 1 chút ạ : em hiểu nợ vay thế chấp bđs 200 triệu, thì nó thuộc vào khoản mà công ty có thể vay được. Nghĩa là nó cũng là một phần của nguồn vốn mà 4 người này có thể sủ dung? như thế thì vốn chủ sở hữu khi tính phải trừ đi 200 triệu này chứ nhỉ?.
Chào em, vay thế chấp nó không giống như vay nợ. Em đang dùng tài sản em đang có để thế chấp. Giống như em hoán đổi tạm thời tài sản của em thành tiền để dùng rồi khi nào có tiền thì hoán đổi lấy lại tài sản vậy.
Cho mình hỏi là ngoại tệ tại quỹ sao là nguồn vốn vậy
Tại vì nó là tiền nước ngoài nằm trong quỹ, cái tài khoản đó k phải tài sản thì nó là nguồn vốn thôi em.
Em xem bài Chương 3 a có hướng dẫn phân biệt, nhận biết tài sản & nguồn vốn đấy.
Bắt đầu bằng 1,2 là sài sản. 3,4 là vốn…