Mục lục
Phản ánh tài khoản, ghi sổ kép và bảng cân đối tài khoản là 3 phần quan trọng trong chương 3 của môn nguyên lý kế toán. Từ chương này sẽ không còn nhiều lý thuyết như các chương trước nữa. Bài viết dài nhưng để các bạn hiểu và giải bài tập nguyên lý kế toán chương 3 thôi các bạn ạ 😀
Phương pháp học
- Phản ánh tài khoản
Các bạn cần nắm loại tài khoản nào tăng bên Nợ hay bên Có, giảm bên Nợ hay bên Có và có số dư hay không. Cách tính số dư cuối kỳ. (Tập trung ở mục 1.2 phần nội dung) - Ghi sổ kép & định khoản
Cũng như phản ánh tài khoản (không tính số dư) nhưng các bạn chú ý các bước ghi sổ kép. - Bảng cân đối tài khoản
Là việc phản ánh tất cả tài khoản vào 1 bảng lớn, tính tổng ở tất cả cột Nợ và Có. Các bạn cũng nắm vững quy tắc như Phản ánh tài khoản.
CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP
Tài khoản
Khái niệm tài khoản
Tài khoản là phương pháp phân loại các đối tượng kế toán theo nội dung kinh tế. Mỗi đối tượng kế toán khác nhau được theo dõi trên một tài khoản riêng.
Về hình thức biểu hiện thì tài khoản là sổ kế toán được dùng để ghi chép số hiện có, số tăng lên, số giảm xuống cho từng đối tượng kế toán.
Tài khoản được nhà nước quy định thống nhất về tên gọi, số hiệu, nội dung và công dụng.
Kết cấu tài khoản và nguyên tắc phản ánh từng loại tài khoản
Kẽ bảng chữ “T”, bên trái là Nợ (Debits) bên phải là Có (Credits). Chính giữa là số hiệu tài khoản (xem trong hệ thống tài khoản kế toán) như hình dưới.
Tài khoản tài sản
Số hiệu bắt đầu là 1 và 2. Tăng bên Nợ, giảm bên Có và số dự bên Nợ.
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Cộng phát sinh tăng – Cộng phát sinh giảm
Tài khoản nguồn vốn
Số hiệu bắt đầu là 3 và 4. Tăng bên Có, giảm bên Nợ và số dự bên Có.
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Cộng phát sinh tăng – Cộng phát sinh giảm
Tài khoản doanh thu và thu nhập khác
Số hiệu bắt đầu là 5 và 7. Tăng bên Có, bên Nợ kết chuyển (911), không có số dư.
Tài khoản chi phí
Số hiệu bắt đầu là 6 và 8. Tăng bên Nợ, bên Có kết chuyển (911), không có số dư.
Tài khoản 911
Là tài khoản liên kết giữa doanh thu và chi phí. Chi phí kết chuyển ghi bên Nợ, doanh thu kết chuyển ghi bên Có và không có số dư.
Mẹo để nhớ
- Tăng bên nợ là Tài sản và Chi phí.
- Tăng bên có là Nguồn vốn và doanh thu.
- Tài sản ngược với Nguồn vốn và Chi phí ngược với Doanh thu.
- Chi phí, doanh thu và 911 không có số dư.
Câu hỏi thảo luận
- Doanh nghiệp sẽ mở bao nhiêu tài khoản?
Doanh nghiệp có bao nhiêu đối tượng kế toán cần theo giỏi thì cần mở bấy nhiêu tài khoản. - Làm sao phân biệt được tài khoản này với tài khoản khác?
Thông qua tên gọi và mỗi tên gọi phản ánh đúng đối tượng kế toán cần theo giỏi. - Giả sử chỉ dừng lại ở tên gọi thì có những tài khoản rất dài thì trong học tập và nghiên cứu phải ghi chép rất dài, có cách nào để khắc phục?
Dùng số hiệu kế toán. - “Những nghiệp vụ kinh tế làm đối tượng kế toán tăng lên sẽ ghi một bên, làm đối tượng kế toán giảm sẽ ghi vào một bên.” Phát biểu này đúng hay sai?
Đúng cmnr 😀
Ghi sổ kép
Khái niệm ghi sổ kép
Ghi sổ kép là một phương pháp kế toán dùng để ghi chép số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản có liên quan.
Các bước ghi sổ kép
- Bước 1: Xác định đối tượng kế toán bị ảnh hưởng trong nghiệp vụ kinh tế.
- Bước 2: Xác định tính tăng giảm của đối tượng kế toán trong nghiệp vụ kinh tế đó.
- Bước 3: Tính chất của đối tượng kế toán.
- Bước 4: Định khoản.
Ví dụ 1: Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 10 triệu.
Bước 1: 112 (Tiền gửi ngân hàng), 111 (tiền mặt).
Bước 2: 112↓, 111↑.
Bước 3: (112 giảm bên có, 111 tăng bên nợ)
Bước 4:
Nợ 111: 1.000.000
. Có 112: 1.000.000
Ví dụ 2: Mua tài sản cố định hữu hình trị giá 50 triệu đồng trả bằng tiền mặt 30 triệu, còn lại nợ người bán.
Bước 1: 221, 111, 331.
Bước 2: 221↑, 111↓, 331↑.
Bước 3:
Bước 4:
Nợ 221: 50.000.000
. Có 111: 30.000.000
. Có 331: 20.000.000
Các loại định khoản
Khái niệm
Định khoản kế toán là việc ghi nợ vào tài khoản nào và ghi có vào tài khoản nào ^_^
Các loại:
- Định khoản đơn giản: liên quan đến 2 tài khoản, trong đó 1 tài khoản ghi bên Nợ và 1 tài khoản ghi bên có. Như ví dụ 1 (bước 4).
- Định khoản phức tạp: liên quan từ 3 tài khoản trở lên, trong đó có 1 hoặc nhiều tài khoản ghi bên nợ và 2 hoặc nhiều tài khoản ghi bên có hoặc ngược lại. Như ví dụ 2 (bước 4).
Mẹo lưu ý cho định khoản
- Nợ và Có luôn luôn = nhau.
- Nợ ghi trước, Có ghi sau và chữ “Có” thục vào bên phải chữ “Nợ” giống như 2 ví dụ trên.
Bảng cân đối kế toán cuối kỳ
Cái này không quan trọng, chỉ là ghi lại tài khoản và số dư cuối kỳ sau các khi hoàn thành tất cả các nghiệp vụ trong kỳ thôi. 😛 (Kiểm tra & thi 96.69% không cho làm cái này)
Bảng cân đối tài khoản
“Số TK” chính là số hiệu tài khoản, phần còn lại nhìn chắc các bạn cũng đủ hiểu, hơi bị đuối khi đề yêu cầu làm bảng này :))
Giải bài tập chương 3 – Tài khoản và ghi sổ kép
Hướng dẫn giải bài tập các bạn xem video tại đây nhé.
Bài tập 1
Tại doanh nghiệp Sona, trong tháng 1/201X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau
(ĐVT: 1000 đồng)
- Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 500.000
- Khách hàng X thanh toán tiền mua hàng bằng tiền mặt 200.000
- Xuất quỹ tiền mặt 5.000 hỗ trợ phong trào xây nhà tình thương của thành phố.
- Xuất quỹ tiền mặt 40.000 trả tiền mua nguyên vật liệu cho nhà cung cấp B.
- Bổ sung vốn kinh doanh bằng tiền mặt 300.000
- Xuất quỹ tiền mặt 400.000 trả tiền vay dài hạn ngân hàng.
- Vay ngắn hạn công ty Z một khoản tiền 150.000 trong thời hạn 1 năm, đã nhập quỹ tiền
mặt. - Xuất quỹ tiền mặt 50.000 nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước.
- Thu khoản phải thu khác bằng tiền mặt 10.000
- Cuối kỳ kiểm kê quỹ phát hiện thừa một khoản tiền 1.000 không rõ nguyên nhân.
Yêu cầu:
- Hãy phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào tài khoản tiền mặt.
- Tính tổng phát sinh tăng, tổng phát sinh giảm và số dư cuối kỳ tài khoản tiền mặt.
Tài liệu bổ sung: Số dư đầu kỳ là 150.000
Bài tập 2
Tại doanh nghiệp Lee Sin, trong tháng 1/201X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
như sau (ĐVT: 1000 đồng)
A. Giá trị vốn đầu tư của CSH trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/201X là 800.000
B. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ có liên quan đến vốn kinh doanh như sau:
- Nhà nước cấp cho doanh nghiệp 1 tài sản cố định trị giá 300.000
- Doanh nghiệp dùng quỹ đầu tư phát triển bổ sung vốn đầu tư CSH 50.000
- Nhận góp vốn tham gia liên doanh bằng tiền mặt 150.000
- Thực hiện bút toán kết chuyển nguồn vốn từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản sang
vốn đầu tư CSH 400.000 - Xuất quỹ tiền mặt trả lại vốn góp công ty A 200.000
Yêu cầu:
- Hãy phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào tài khoản nguồn vốn đầu tư của
CSH - Tính tổng phát sinh tăng, tổng phát sinh giảm và số dư cuối kỳ của tài khoản vốn đầu
tư của CSH
Bài tập 4
Tại doanh nghiệp Yasuo, trong tháng 1/201X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp như sau (ĐVT: 1000 đồng).
- Tính lương phải trả cho bôn phận quản lý doanh nghiệp 30.000
- Tính khấu hao phân bổ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 10.000
- Tiền điện, nước, điện thoại phải trả ở các bộ phận quản lý doanh nghiệp 15.000
- Chi phí tiếp khách đã chi bằng tiền mặt được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp
5.000 - Các chi phí khác đã chi bằng tiền mặt có liên quan đến bộ phận quản lý doanh nghiệp
25.000
Yêu cầu:
- Hãy phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Thực hiện bút toán kết chuyển chi phi vào lúc cuối kỳ, tính tổng phát sinh tăng, tổng phát sinh giảm và số dư cuối kỳ tài khoản thu nhập khác.
Bài tập 5
Hãy ghi sổ kép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây.
- Rút quỹ tiền mặt đem gửi vào ngân hàng 2.500.000
- Mua hàng hóa nhập kho thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng 80.000
- Dùng lãi chưa phân phối bổ sung quỹ đầu tư phát triển là 10.000
- Dùng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bổ sung vốn đầu tư của CSH 200.000
- Nhận bổ sung thêm vốn kinh doanh bằng tiền mặt 200.000
- Dùng lãi chưa phân phối bổ sung quỹ đầu tư phát triễn 25.000 và quỹ khen thưởng phúc
lợi 10.000 - Nhập kho nguyên vật liệu trị giá 10.000 và công dụng cụ trị giá 20.000 chưa thanh toán
người bán. - Nhà nước cấp cho doanh nghiệp một lượng hàng hóa trị giá 50.000 và một tài sản cố
định trị giá 100.000 - Xuất quỹ tiền mặt trả lương cho công nhân viên là 80.000 và trả các khoản phải trả khác
là 10.000 - Nhân viên đơn vị thanh toán tạm ứng bằng lượng nguyên vật liệu trị giá 40.000 và công
dụng cụ trị giá 20.000
Bài tập 6
Anh Hiếu thành lập công ty với các thông tin như sau (ĐVT: 1000 đồng)
- Chuyển khoản góp vốn vào tài khoản ngân hàng của công ty 1.000.000
- Mua tài sản cố định hữu hình chưa thanh toán người bán X 500.000
- Chuyển khoản trả tiền mua nguyên vật liệu cho người bán Y còn nợ 100.000
Yêu cầu: định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập bảng cân đối kế toán sau khi kết thúc
các nghiệp vụ.
Mình xin đáp án tham khảo của bài này với ạ: Tại một doanh nghiệp có số dư trên một số tài khoản vào ngày 31/12/20×1 như sau:
Đơn vị tính: đồng
Tiền mặt 50.000.000
Tiền gửi ngân hàng 80.000.000
Vay và nợ thuê tài chính 50.000.000
Phải trả người bán 70.000.000
Phải thu khách hàng 40.000.000 TSCĐ hữu hình 470.000.000
Nguyên vật liệu 60.000.000 Lợi nhuận chưa phân phối 70.000.000
Vốn đầu tư của CSH X
Trong tháng 1/20×2 có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 30.000.000đ.
2. Khách hàng thanh toán nợ bằng chuyển khoản 20.000.000đ.
3. Dùng lợi nhuận chưa phân phối bổ sung quỹ đầu tư phát triển 10.000.000đ.
4. Nhập kho nguyên vật liệu trị giá 15.000.000đ thanh toán bằng tiền mặt.
Yêu cầu:
1.Tìm X.
2. Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20×1.
3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
4. Phản ánh lên sơ đồ các tài khoản có liên quan.
5. Lập bảng cân đối kế toán cuối tháng 1/20×2.
Trong tháng 1/20xx phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau ( đơn vị: 1000đ)
A. KH trả nợ cho DN bằng tiền gửi NH: 80,000
B. Nhập kho 100.000 nguyên vlieu trả bằng tiền gửi NH
C. Vay ngắn hạn để trả nợ người bán 80.000
D. Rút tiền gửi NH về nhập quĩ tiền mặt 50.000
D. Chi tiền mặt để trả khoản phải trả khác 40.000
F. Nhà nước cấp cho DN 1 tsan cố định hữu hình 50.000
H. Chuyển quĩ đầu tư phát triển để bổ sung vốn đầu tư chủ sở hữu 50.000
Yêu cầu:
A. Định khoản các nghiệp vụ kte phát sinh căn cứ theo đó để lập các tk của ddtuong ketoan liên qua
B. Lập BCTHTC vào cuối tháng 1/20xx
P/s: Giúp em mỗi câu C với ạ. Vẽ sơ đồ chữ T ntn em ko hiểu lắm, và có cần phải có tk được tổng hợp ko ạ
Giả định số dư đầu kỳ một số tài khoản như: Nguyên vật liệu, thành phẩm, chi phí sản xuất dỡ dang, để có căn cứ tính giá xuất kho nguyên vật liệu, thành phẩm, và tính giá thành sản phẩm. (1đ)
2. Giả định những nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến doanh nghiệp sản xuất (từ 18-22 nghiệp vụ), cụ thể có liên quan đến: tình hình mua nguyên vật liệu, xuất nguyên vật liệu, Mua công cụ dụng cụ, xuất công cụ dụng cụ, Tiền lương phải trả, trích BHXH, BHYT, BHTN. Tính giá thành sản phẩm, xuất bán sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh. (4đ)
3. Định khoản những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên và vẽ Tài khoản chữ T có liên quan. (2đ)
4. Lập bảng cân đối tài khoản và cân đối kế toán (3đ)
Dạ em đánh chữ bị sai ạ. Em gửi lại đề ạ.
Công ty M&N có 4 nhà cung cấp A,B,C,D. Tính đến ngày 31/12/20XX. Công ty còn nợ nhà cung cấp A 92 triệu đồng, thiếu nợ nhà cung cấp B 157 triệu đồng,
nợ nhà cung cấp C 213 triệu đồng, nợ nhà cung cấp D 78 triệu đồng. Tại ngày 31/12/20XX, trên Tk Phải trả người bán:
A. Số dư bên có của Tk là 384 triệu đồng
B. Số dư bên có của Tk là 462 triệu đồng
C. Số dư bên có của tk là 462 triệu đồng và số dư của tk là 78 triệu đồng
D. Số dư bên Nợ của tk là 384 triệu đồng
A ơi,giúp e với ạ
1. Doanh nghiệp xuất hàng gửi nhờ doanh nghiệp X bán hộ, nhưng doanh nghiệp X chưa bán được hàng. Vậy trường hợp này có cần phải định khoản không, tại sao?
2. Một khách hàng yêu cầu chủ tiệm bách hóa giữ lại cho ông ta một món đồ, và nói rằng ông ta sẽ lấy và trả tiền vào tuần tới. Người chủ tiệm đồng ý giữ lại. Có nên ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh này như là một vụ bán hàng hay không? Giải thích.
3. “Tài khoản Tiền mặt có số dư bên Nợ là 10.000.000đ”. Câu này nghĩa là gì?
4. Trường hợp nào sau đây được xác định là nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
a. Ký hợp đồng mua hàng.
b. Ký lệnh chi tiền.
c. Ứng trước tiền mua hàng.
d. Chọn nguyên vật liệu để mua.
5. Nếu doanh nghiệp vay tiền của ngân hàng thì tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào?
Chào Thúy, bài viết anh đã chỉ công thức, cách giải của chương 3 cũng có ví dụ rồi. Em tham khảo và hỏi các bạn trong nhóm trên lớp em nhé. Hiện tại anh không còn nhớ về môn này nhiều để giúp em giải được.